Category Archives: Kỹ thuật chăn nuôi

Cung cấp các kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi mới nhất đến người chăn nuôi.

Glyceride của Axit Butyric giúp giảm kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm như thế nào?

Đó là tên bài trình bày của ông Antoine Bertho, Giám đốc kỹ thuật Adisseo Việt Nam tại hội thảo do Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm tổ chức ngày 13/10/2023 tại TP. Hồ Chí Minh. Đây cũng là hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện của triển lãm VIETSTOCK 2023.

Hiệu quả kinh tế từ nuôi cá heo đuôi đỏ

Cá heo đuôi đỏ trước đây chỉ được đánh bắt ngoài tự nhiên, thời điểm đánh bắt thường vào mùa lũ hàng năm. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã tận dụng diện tích mặt nước, làm bè để thả nuôi cá heo. Mô hình này đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân tăng nguồn thu nhập so với việc nuôi trồng các loại thủy sản khác.

Nucleotide giúp tôm thẻ chống chọi stress amoniac

Bổ sung nucleotide (guanosine monophosphate) vào thức ăn giúp tôm thẻ tăng trưởng tốt, tăng tỉ lệ sống, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, kích thích miễn dịch, qua đó tăng khả năng chống chịu stress với khí độc amoniac.

LƯU TRỮ THỨC ĂN CHĂN NUÔI PHÒNG NHIỄM ĐỘC TỐ

Có một hệ thống quản lý lưu trữ thức ăn hợp lý là rất quan trọng để ngăn ngừa lây nhiễm độc tố cho thức ăn của heo. Thức ăn được lưu trữ có nguy cơ bị nấm mốc phát triển, có thể dẫn đến sự xuất hiện của các loại độc tố nấm mốc, cũng như sự phá hủy của côn trùng và sâu bệnh, qua đó làm giảm mật độ dinh dưỡng của thức ăn.

LẤY NƯỚC NGẦM NUÔI TÔM: LỢI BẤT CẬP HẠI

Nước ngầm thường có tạp chất, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm hoặc gây chết tôm, nên giải pháp sử dụng trực tiếp nước ngầm để pha với nước biển không được xem là an toàn đối với hoạt động nuôi tôm trên cát

ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP NUÔI TÔM HIỆU QUẢ, BỀN VỮNG THỜI KÌ HẬU COVID-19

Năm 2020 dự báo ngành tôm Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn và khó dự báo. Đặc biệt, hạn hán xâm nhập mặn ở ĐBSCL diễn ra sớm, khốc liệt và dịch Covid -19 đã ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động thương mại.

LƯU Ý NUÔI TÔM HÙM KHI THỜI TIẾT BẤT LỢI

Trung tâm Giống Nông nghiệp Phú Yên khuyến cáo người nuôi nên duy trì lồng nuôi tại tầng giữa hoặc cách đáy khoảng 1,5 – 2,0m, đồng thời dùng lưới lan (hai lớp) che mát trên mặt lồng nhằm làm giảm cường độ ánh sáng và chống tôm bị stress. Bên cạnh đó, người nuôi nên treo các túi vôi ở các góc lồng nhằm hạn chế tảo tàn do mưa dông, sát trùng môi trường nước, ổn định pH tạm thời…

SẢN XUẤT THÀNH CÔNG GIỐNG TÔM MŨ NI TRẮNG

Tháng 10/2018, TS Trương Quốc Thái cùng cộng sự ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã bắt tay thực hiện đề tài như đã đề cập ở trên, với mục tiêu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống và mô hình nuôi thương phẩm tôm mũ ni.

Đề tài sẽ kết thúc vào năm 2022. Tuy nhiên bước đầu đề tài đã thành công trong việc tạo ra con giống tôm mũ ni nhân tạo.

Áp dụng khái niệm Protein lý tưởng để sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi hiệu quả

Trong hai thập niên gần đây thì các nghiên cứu về dinh dưỡng đã công bố gần như đủ 9-10 loại acid amin thiết yếu trong thức ăn cho heo, gà, bao gồm: lysin, methionin, threonin, tryptophan, valin, isoleucin, leucin, arginin, histidin, và phenylalanin. Điều này nhờ vào một thực tế là cho đến nay đã có sản xuất và thương mại hóa các acid amin lysin, methionin, threonin, tryptophan, valin, isoleucin, và arginin.

PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÓNG RONG TRÊN TÔM SÚ, THẺ

AGRIVINA-Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện nhiều bệnh hại trong đó bệnh đóng rong trên tôm sú, tôm thẻ khá phổ biến, tuy không gây hại như các loại bệnh khác nhưng bệnh đóng rong cũng gây nhiều thiệt hại đáng kể cho người nuôi tôm.

ACID HỮU CƠ BỔ SUNG VÀO THỨC ĂN VÀ NHỮNG CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG

Ngày nay acid hữu cơ (acidifier) đang được dùng phổ biến trong thức ăn công nghiệp. So sánh với các thức ăn bổ sung khác, acid hữu cơ được đánh giá là có lợi ích cao nhất đối với thành tích chăn nuôi. Một nghiên cứu trên lợn con 7-30 kg ở Đan Mạch năm […]