Vào mùa mưa người nuôi tôm phải đối mặt với vấn đề dao động bất thường của độ mặn với nhiệt độ. Nguyên nhân gây nên bệnh cho tôm nuôi đặc biệt là bệnh đầu vàng ( YHD), bệnh đốm trắng, và bệnh phát sáng do vi khuẩn là những bệnh luôn mang đến cho mùa vụ thất bại.
1. Chuẩn bị ao nuôi: Trong vùng nuôi là đất phèn mưa lớn là nguyên nhân gây nên tình trạng xì phèn từ đáy ao nuôi và hiện tượng rửa trôi phèn từ bờ ao xuống ao nuôi. Vì vậy ao nuôi cần phải bón vôi và cải tạo kỹ cho đến khi độ pH nước đạt trên 7.
2. Độ mặn: Vì các vùng nuôi khác nhau nên có độ mặn khác nhau, do đó người nuôi tôm cần thông báo độ mặn chính xác của ao nuôi nhà mình cho trại sản xuất giống hoặc trại thuần để họ sớm có thể điều chỉnh độ mặn của tôm giống cần thả phù hợp với yêu cầu người nuôi. Nếu như độ mặn ao nuôi quá thấp người nuôi nên ương vào ao nhỏ có độ mặn thấp để đảm bảo an toàn và đạt tỷ lệ sống cao.
3. Địch hại: Nếu ao và nước nuôi được chuẩn bị quá sớm trước khi thả giống thì địch hại ở trong ao sẽ phát triển nhanh chẳng hạn như tôm đất, cá tạp chúng sẽ phát triển nhanh hơn vào mùa mưa. Nếu trong ao nuôi quá nhiều thì người nuôi nên xử lý hoặc cải tạo lại ao nuôi vì nếu để như thế sẽ là nguyên nhân giảm tỷ lệ sống tôm nuôi, nguyên nhân gây bệnh.
4. Mưa liên tục trong thời gian thả tôm giống: Mưa liên tục trong ngày sẽ làm cho phèn trên bờ ao rửa trôi xuống ao nuôi. Môi trường ao nuôi cá tính axit là nguyên nhân gây nên tỷ lệ chết cao cho tôm mới thả vì chúng thường còn yếu sau khi vận chuyển quãng đường dài, độ thích nghi với môi trường ao nuôi mới chưa cao. Vì vậy thả tôm vào buổi sáng có thể tránh được tình trạng trên. Bón vôi CaCO3 xung quanh bờ ao theo định kỳ sẽ giảm được hiện tượng phèn trong.ao nuôi.
5. Tôm nổi đầu sau mưa: Sau các trận mưa lớn tôm trong ao nuôi thường thấy nổi đầu trên mặt nước, đặc biệt là những ao nằm trong vùng đất bị nhiễm phèn, các ao nuôi lâu hoặc các ao quá sâu ít có sự lưu thông nước. Phèn rửa trôi trên bờ ao xuống là nguyên nhân làm giảm pH nước vì vậy làm tăng tích tụ khí H2S tích tụ ở đáy ao. Đó là nguyên nhân làm cho tôm yếu và nổi trên mặt nước. Để giải quyết vấn đề này cần rút bớt nước ở đáy ao, và hòa nước vôi trong tạt để trên mặt ao.Lượng thức ăn nên giải xuống cho đến khi môi trường và tôm nuôi ổn định trở lại.
6. Nước trong sau khi mưa: Vấn đề này thường gặp ở vùng nuôi có chất đất phèn hoặc đất cát, nguyên nhân là do sự thay đổi của độ kiểm và CO2 của nước ao nuôi sau các trận mưa lớn làm giảm đột ngột lượng tảo trong ao nuôi. Để giải quyết vấn đề này người nuôi cần gây màu nước kết hợp với bón vôi định kỳ 2 ngày/ lần với liều lượng 120- 150kg/ha . Nếu nước vẫn tiếp tục trong và tảo đáy phát triển mạnh thì nên dùng mầu nhân tạo để giảm cường độ ảnh sáng chiếu trực tiếp xuống đáy ao.
7. Nhiều chất rắn lơ lửng sau khi mưa: Trong cát hoặc vùng đất cát sẽ luôn có nhiều hạt keo xuất hiện lơ lửng trong ao nuôi sau các cơn mưa. Để loại bỏ các chất rắn lơ lửng này nên cấp thêm nước vào ao nuôi và bón thêm vôi với liều lượng 60 – 100kg/ha/ngày và kết hợp với không sử dụng máy sực khí vào ban ngày. Nếu các chất rắn lơ lửng này vẫn còn, nên bón chất tạo kết tủa vào ao trước khi thay nước. Trong suốt thời gian xử lý nên giảm lượng thức ăn xuống 30 – 50% vì chất kết tủa có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của tôm nuôi.
8. Mềm vỏ và chân bò không bình thường: Trong những vùng đất phèn và kiểm thấp đặc biệt là những ao dùng nước nuôi từ kênh mương, tôm có thể bị mềm vỏ, khó lột xác, chân bơi, chân bò bị dị hình.Tôm thường bỏ ăn vì mất cân bằng khoáng chất. Nên bón vôi CaCO3 hoặc dolomit với liều lượng 120 – 150kg/ha 2 ngày trên lần và bón trong vòng 50 ngày đầu kể từ khi thả giống.
Trên đây chỉ là một phần của các vấn đề thường xảy ra trong quá trình nuôi và các giải pháp xử lý thông thường, đơn giản, dễ làm. Hy vọng người nuôi tôm sẽ lựa chọn các biện phù hợp để áp dụng vào ao nuôi của mình nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình nuôi.
(Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Nghệ An)