Axit amin methionine rất quan trọng trong các quá trình sinh lý và trao đổi chất khác nhau ở động vật. Tôm lấy methionine và các axit amin thiết yếu khác thông qua protein trong khẩu phần ăn hoặc thông qua việc phân hủy protein cơ thể. Methionine được coi là axit amin thiết yếu hạn chế nhất trong thức ăn nuôi trồng thủy sản thương mại cho tôm. Để đáp ứng được yêu cầu về methionine, các nhà dinh dưỡng sản xuất thức ăn nuôi tôm thường phụ thuộc vào các nguồn axit amin còn nguyên vẹn.
Nhưng với những nỗ lực hiện tại để thay thế bột cá với các nguồn protein khác, người ta dự kiến sẽ tăng sử dụng các axit amin tinh thể trong thức ăn nuôi tôm, đặc biệt là methionine. Các yêu cầu về lượng methionine trong chế độ ăn đối với hai loại tôm nuôi thương mại là tôm Kuruma (Marsupenaeus japonicus) và tôm sú (Penaeus monodon) – được ước lượng lần lượt là 1,4% protein thô và 2,4% protein thô. Đối với tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), tài liệu nghiên cứu cho thấy một lượng methionine cần thiết là 1,9 đến 2,9% protein thô.
Đối với tôm họ penaeid, các nghiên cứu về nhu cầu axit amin thiết yếu của chúng thường được thực hiện trong các hệ thống nước sạch với thức ăn đã được tinh chế hoặc bán tinh chế, và nơi mà tôm không có thức ăn tự nhiên sẵn có. Tuy nhiên, mặc dù các yêu cầu về axit amin trong khẩu phần ăn của tôm có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố bên ngoài như chất lượng nước, chế độ cho ăn và mật độ thả, nhưng rất ít nghiên cứu xem xét tác động có thể có của các yếu tố bên ngoài với nhu cầu axit amin trong khẩu phần ăn của tôm penaeid.
Trong nghiên cứu này – tóm tắt ấn bản ban đầu trong Nuôi trồng thủy sản 463 (2016) 16-21 – chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của mức độ tiêu hóa methionine và mật độ thả đến sự tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương nuôi ở hệ thống ương nước xanh.
Thiết lập nghiên cứu
Hệ thống nuôi thử nghiệm ngoài trời sử dụng – 75 bể nhựa, các bể tròn thể tích 1m với diện tích bề mặt dưới 1,02 m – được sử dụng trước đây theo mô tả Nunes et all. (2011). Các thùng chứa đầy nước biển được lọc cát (độ mặn 30 ± 0.5 ppt), với lượng thức ăn còn lại và phân tôm cung cấp nguồn phân bón duy nhất cần thiết để đạt được điều kiện nước xanh. Nước được lưu thông ở mức bình quân 14,2% thể tích thùng chứa/ngày, và sục khí liên tục. Nhiệt độ nước, độ mặn, độ pH và độ trong suốt tương đối ổn định trong suốt thí nghiệm: tương ứng là 29,6 ± 0,76 độ C, độ mặn 35 ± 1,4, pH 8,05 ± 1,36 và độ trong suốt 32 ± 8,7 cm (n = 825).
Post tôm thẻ chân trắng (PL10) từ trại sản xuất giống thương phẩm được nuôi đến giai đoạn tôm giống (1,97 ± 0,14 g) trong bể ương, sau đó thả ở mật độ 50, 75 và 100 con/m . Tôm được cho ăn chế độ ăn thử nghiệm bốn lần mỗi ngày bằng cách sử dụng các khay thức ăn 161 cm (một bể). Tỷ lệ cho ăn được cố định ở các chế độ cho ăn, nhưng thay đổi trong suốt 10 tuần thí nghiệm trong khoảng từ 4-12% và dựa trên trọng lượng tôm. Tất cả các thức ăn không được tiêu thụ trong khay thức ăn đã được thu thập, sấy khô và được cân trọng lượng để tính lượng thức ăn tôm đã ăn.
Năm chế độ ăn thử nghiệm được thiết kế với sự pha trộn tối thiểu bột cá và các thành phần thủy sản khác, với công thức bổ sung methionine khác nhau (0,48;0,62; 0,72; 0,81 và 0,94% khẩu phần trên cơ sở vật chất khô, DM) lượng Met + Cys (methionine + cysteine, 0,96; 1,09; 1,19; 1,28 hoặc 1,40% DM). Mỗi chế độ ăn được thực hiện với năm bể, trong tổng số 75 bể thử nghiệm trong hệ thống nuôi ngoài trời.
Lúc đầu, 100 con tôm được thu thập ngẫu nhiên, và 50 con tôm từ mỗi chế độ ăn cũng được thu thập vào cuối nghiên cứu. Cơ ngực và gan tụy từ những con tôm này đã được thu thập và xử lý để phân tích. Các mẫu thức ăn tự nhiên (bao gồm cả thức ăn thủy sản còn sót lại, tảo và mảnh vụn) cũng được thu thập từ các bể chứa theo từng chế độ ăn và được xử lý tương tự. Tất cả các mẫu được phân tích về chất khô và protein thô theo các phương pháp tiêu chuẩn, và nồng độ axit amin trong chế độ ăn thực nghiệm, thực phẩm tự nhiên, các mô tôm và các cơ quan của tôm đã được phân tích.
Tất cả các con tôm được cân trọng lượng khi thả nuôi và khi thu hoạch để xác định trọng lượng cơ thể ban đầu và cuối cùng (g), tốc độ tăng trưởng hàng tuần (g/tuần), tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR, g/tuần), sản lượng (mức tăng trọng của tôm nuôi g/m ), và tỷ lệ sống cuối cùng (%).
Các kết quả
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự tăng trưởng của tôm bị ảnh hưởng đáng kể bởi mật độ thả tôm và hàm lượng methionine (Met) trong khẩu phần ăn, có thể là do sự sẵn có của thực phẩm tự nhiên. Mật độ thả càng cao thì càng cần có chế độ ăn Met để cải thiện tốc độ tăng trưởng của tôm. Tỷ lệ sống cuối cùng của tôm trên 90% không phụ thuộc vào chế độ ăn có methionine và mật độ thả nuôi, nhưng tỷ lệ sống giảm đáng kể khi mật độ nuôi 75 con/m2 và tôm được ăn chế độ ăn 0,48% Met (0,96% Met + Cys, P b 0,05).
Trọng lượng cuối cùng của tôm giảm với mật độ thả nuôi cao hơn, và hệ số chuyển đổi thức ăn FCR bị kém đi khi mật độ thả nuôi tăng cao.
Lượng methionine trong chế độ ăn giúp tôm đạt được tốc độ tăng trưởng tối đa trong điều kiện nước xanh dao động từ 0,72 – 0,82% khẩu phần ăn (trên cơ chất khô, hoặc 1,19 và 1,28% Met + Cys), tức là 1,98 và 2,29% khẩu phần Protein thô (CP) đối với mật độ thả nuôi dưới 50, 75 và 100 con/m2. Các giá trị này cũng tương tự như các giá trị được ghi nhận đối với tôm penaeid nuôi thương mại khác.
Phần lớn các tài liệu đã xuất bản về các yêu cầu về axit amin thiết yếu (EAA) của tôm penaeid bắt nguồn từ các nghiên cứu trong điều kiện nước sạch được điều khiển và không có thực phẩm tự nhiên. Kết quả của chúng tôi cho thấy thức ăn tự nhiên từ các bể chứa có tới 26% CP và 0,31% Met, và cần tăng lượng Met trong khẩu phần ăn khi mật độ thả tôm cao hơn.
Sự có sẵn và thành phần dinh dưỡng của thực phẩm tự nhiên có thể ảnh hưởng đến nhu cầu lượng Met cao hơn trong thức ăn nuôi tôm. Sinh khối tôm cao đòi hỏi nhiều nhu cầu về thực phẩm tự nhiên trong hệ thống nước xanh, dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn vào các chất dinh dưỡng trong thức ăn nuôi trồng thuỷ sản để hỗ trợ sự tăng trưởng và sự sống của tôm.
Methionine là một trong những axit amin quan trọng nhất trong thức ăn thủy sản, đóng vai trò là nguồn lưu huỳnh trong một số phản ứng và ảnh hưởng đến hoạt động của các enzim chủ chốt. Trong nghiên cứu của chúng tôi, lượng Met trong khẩu phần ăn vượt quá 0,81% (1,28% Met + Cys) không cải thiện trọng lượng cuối cùng của tôm, và chúng tôi không phát hiện ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Như những nghiên cứu trước đây với tôm thẻ chân trắng chưa cho thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa lượng axit amin trong khẩu phần và thành phần mô, khẩu phần ăn của tôm và tỷ lệ sống cuối cùng của tôm trong nghiên cứu của chúng tôi không bị ảnh hưởng tiêu cực khi chế độ ăn có lượng Met cao hơn và việc tăng lượng Met trong khẩu phẩn ăn không làm cơ tôm tăng lên.
Triển vọng
Các kết quả từ nghiên cứu trong môi trường nước xanh của chúng tôi cho thấy sự tương tác giữa hàm lượng Met trong khẩu phần và mật độ thả nuôi tôm, dưới tác động của thức ăn tự nhiên sẵn có, nhưng các yêu cầu về Met đối với tôm thẻ chân trắng vẫn được xác định rõ ràng.
Việc đưa Met vào thức ăn nuôi trồng thủy sản trong các hệ thống có nguồn thực phẩm tự nhiên nên dao động trong khoảng 0,72 (1,19% Met + Cys) và 0,81% Met (1,28% Met + Cys) đối với mật độ tôm 50-75 con/m . Lượng sẵn có cụ thể của thực phẩm tự nhiên và thành phần của nó có thể cho thấy sự cần thiết phải có hàm lượng cao hơn hoặc thấp hơn trong thức ăn nuôi trồng thủy sản.
HNN (Theo GAA)