GIẢI PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TRÊN TÔM THẺ, TÔM SÚ

Ngành công nghiệp nuôi tôm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang triển nhanh chóng. Nhưng ngày nay trong ngành công nghiệp nuôi tôm thẻ chân trắng ngày càng có nhiều mần bệnh nguy hiểm đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp nuôi tôm và gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế một trong những bệnh nó là bệnh gan trên tôm thẻ.

Dấu hiệu tôm thẻ chân trắng bị bệnh teo gan

– Thường xảy ra trong tháng nuôi đầu, tôm còn nhỏ nên khó phát hiện.
– Tôm bệnh bơi lờ đờ, tấp mé bờ, nhiều trường hợp tôm rớt đáy rất nhanh.
– Gan tụy không còn các giọt dầu và bị phá hủy do nhiễm khuẩn. Gan tụy sưng, nhũn, nhạt màu, hoặc gan teo, chai, sậm màu
– Vỏ mềm, ruột ít hoặc không có thức ăn thường kèm đục cơ.
– Bệnh teo gan trên tôm thẻ có biểu hiện gan tôm thẻ bị nhỏ lại có màu đen và chai hoặc dai, khi tách sẽ thấy gan tôm thẻ thấy bị teo, gan tôm thẻ không vỡ, còn nguyên khối, khi lấy ngón tay trỏ và ngón tay cái lăn thì gan tôm dai như cao su.
– Tôm bị teo gan, khi chết ruột bị rỗng, gan có màu đen, còn nguyên khối, sẽ chết rải rác và không rầm rộ. Số tôm chưa nhiễm bệnh thì vẫn ăn bình thường. Nếu thời tiết tốt sức khỏe tôm sẽ tăng lên, dịch bệnh không bị bùng phát và có thể vượt qua nếu như được chăm sóc tốt.

Nguyên nhân gây bệnh teo gan

Nếu môi trường ao nuôi tôm xấu bao gồm nền đáy ao cũ ở vùng có phèn, với ôxy hòa tan thấp, thêm sử dụng thuốc trừ sâu diệt giáp xác thì dư lượng độc tố từ dư lượng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan tụy của tôm. Ao không gây được tảo hay màu nước không ổn định vì thời tiết hay biến động mạnh.

Khi tôm bị teo gam và nhiễm Vibrio parahaemolyticus ở trại nuôi giống trước đó thì sau khi 6-10 ngày thả nuôi tôm sẽ bị chết. Như vậy, ngoài các chỉ tiêu thông thường, khi mua tôm giống cần phải kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn gan tụy của con giống.

Biện pháp phòng bệnh

– Chọn giống tốt tuyệt đối không chọn tôm phát sáng, nên mua giống từ nhiều trại và các mẻ khác nhau để giảm rủi ro.
– Ương tôm trước khi thả nuôi nếu có điều kiện bởi tôm qua giai đoạn ương 1-3 tuần sẽ được tăng cường sức khỏe, có khả năng thích ứng tốt hơn khi thả vào ao lớn.
– Chuẩn bị ao kỹ ở vùng không bị nhiễm phèm, dọn sạch bùn đen, phơi khô nền đáy Tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu để diệt cua còng. Gây màu nước ổn định và sát trùng nước để diệt mầm bệnh trước khi thả giống 1-2 ngày. Còn đối với ao đất cũ hoặc ao đất vùng phèn như ở đồng bằng sông Cửu Long cần loại bỏ khí độc H2S 1-2 ngày trước khi thả giống

Thả tôm ở mật độ vừa đủ : Tôm thẻ thả dưới 150 con/m2 ở miền Trung còn ở đồng bằng sông Cửu Long nên thả 40-80 con/m2 tùy theo kinh nghiệm và số lượng quạt nước. Khi ao tôm đath ngưỡng cần chủ động thu tỉa.

Kiểm soát chặt chẽ thức ăn khi trọng lượng tôm vào ngày nuôi thứ 20 trở đi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợpGiữ môi trường pH 7,8 ở đồng bằng sông Cửu Long và không thấp hơn 8,0 ở miền Trung vì pH thấp có thể giúp tôm lớn nhanh nhưng việc ép lột xác nhiều khiến tôm dễ nhiễm khuẩn . Đông thời cần duy trì độ kiếm và hàm lượng oxy ở mức phù hợp.

(Nguồn Dr  Tôm)