LƯU TRỮ THỨC ĂN CHĂN NUÔI PHÒNG NHIỄM ĐỘC TỐ

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Lưu trữ thức ăn chăn nuôi trong kho là một vấn đề cần xem xét cẩn trọng. Những bất cẩn trong giai đoạn này có thể khiến thức ăn chăn nuôi nhiễm độc tố từ nhiều nguồn khác nhau.

Có một hệ thống quản lý lưu trữ thức ăn hợp lý là rất quan trọng để ngăn ngừa lây nhiễm độc tố cho thức ăn của heo. Thức ăn được lưu trữ có nguy cơ bị nấm mốc phát triển, có thể dẫn đến sự xuất hiện của các loại độc tố nấm mốc, cũng như sự phá hủy của côn trùng và sâu bệnh, qua đó làm giảm mật độ dinh dưỡng của thức ăn. Quản lý thức ăn đúng cách là rất quan trọng để ngăn chặn sự giảm dinh dưỡng này. Nếu sử dụng thùng chứa thức ăn chăn nuôi, hãy lưu ý những điều sau:

• Thùng chứa phải hoàn toàn rỗng trước khi nhập kho lượng hàng mới
• Không cho phép thức ăn cũ tích lũy trong các góc hoặc đường ống
• Giữ thùng trong tình trạng tốt, không để bị nước xâm nhập
• Có biện pháp hạn chế côn trùng xâm nhập

Thùng phải được kiểm tra thường xuyên xem có bị rỉ sét hay hư hỏng không, và phải luôn kiểm tra các khớp nối xe có bị rỉ nước hay không. Trong quá trình nhập – xuất kho lượng thức ăn chăn nuôi, phải luôn đảm bảo xử lý triệt để các thức ăn thừa còn lại trong bể chứa, tránh để lẫn lộn cùng thức ăn mới. Lý tưởng nhất là tất cả các bể phải được bỏ trống trong 30 ngày, vì vậy các nhà sản xuất nên đảm bảo rằng có đủ chỗ chứa cho thức ăn chăn nuôi.

Vào mùa xuân và mùa thu (hoặc sáu tháng một lần), tất cả các bể phải được bỏ trống và được xử lý bằng chất diệt nấm mốc. Bên trong thùng cần phải được xử lý bằng rửa nước áp lực, và cần chú ý đến các góc hay khe kẹt, nhằm đảm bảo thức ăn thừa không bị dính lại. Thùng phải khô hoàn toàn trước khi nhập hàng mới. Nếu bạn chưa triển khai, ngay bây giờ hãy triển khai hệ thống chống sâu bọ mối mọt và các loại côn trùng khác để đảm bảo chất lượng nhé.

Những rủi ro của độc tố nấm mốc trong thức ăn

Thức ăn cũ, hoặc ẩm cao, sẽ phát sinh nấm mốc. Điều này sẽ gây phát sinh các loại độc tố nấm mốc, và qua đó hủy hoại sức khỏe của vật nuôi.

Heo là loài đặc biệt mẫn cảm với độc tố nấm mốc. Heo con, nái và heo nọc giống thường dễ bị nhiễm độc tố nấm mốc nhất. Sự hiện diện của độc tố nấm mốc trong thức ăn, ngay cả ở mức độ thấp, có thể dẫn đến vô sinh và hư thai ở nái, hủy hoại sự ngon miệng khiến heo bỏ ăn, lãng phí thức ăn và mất chất dinh dưỡng (do hoạt động của nấm mốc phá vỡ các chất dinh dưỡng trong thức ăn). Những vấn đề này dẫn đến giảm tăng trọng ngày, giảm tỷ lệ sinh sản và thụ thai, tăng các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe trong trang trại, cuối cùng là mất lợi nhuận.

Các thành phần thức ăn như bắp, đậu nành và các loại ngũ cốc khác trong thức ăn chăn nuôi rất dễ bị ảnh hưởng bởi độc tố nấm mốc. Trong những năm thu hoạch với điều kiện ẩm ướt cao, nguy cơ sẽ càng trầm trọng. Hãy sử dụng một loại chất hấp thụ độc tố nấm mốc phổ rộng để bảo vệ đàn gia súc khỏi nguy cơ này.

Mốt mọt và sâu bọ

Các loại côn trùng, sâu bọ rất dễ nhiễm phải trong quá trình thu hoạch. Với sự phát triển kỳ sinh này, thức ăn sẽ bị giảm chất lượng. Vấn đề này nghiêm trọng hơn những gì chúng ta thường nghĩ, vì ký sinh này sẽ khiến năng suất giảm đi rất nhiều.

Điều kiện thức ăn

Cho heo ăn thức ăn bị ướt hoặc ẩm có nguy cơ lớn bị nhiễm nấm mốc và vi khuẩn. Nếu một trang trại sử dụng thức ăn ướt, điều cần thiết là họ phải chú ý đến vệ sinh thiết bị và chất lượng của từng lô được giao. Thức ăn ướt không tươi và / hoặc đã được lưu trữ nhiều lần trước khi giao hàng, đặc biệt là trong những tháng khí trời nóng bức, có nguy cơ nhiễm bẩn cao. Việc làm sạch và khử trùng cần phải tuân theo một quy trình nghiêm ngặt.

Nếu nước dính vào thức ăn, cần phải được làm khô ngay lập tức. Bể chứa và hệ thống đường ống phải được rửa sạch để giảm thiểu sự phát triển của nấm và để tránh thu hút sự chú ý của loài gặm nhấm, chim hoang dã hoặc côn trùng. Đường ống phải được khử trùng và trừ khử mọi màng sinh học dù ở bất kỳ góc khuất nào, vì đường ống có thể chứa mầm bệnh sẽ làm ô nhiễm thức ăn đi qua chúng trong tương lai. Thiết bị phải được kiểm tra thường xuyên, và các đường ống phải luôn được kiểm tra sau một thời gian nhằm đảm bảo không bị hao mòn. Ví dụ, các roen cao su bị xuống cấp và không còn bảo vệ được đường ống khỏi ô nhiễm sẽ là vấn đề đáng lưu ý vì sẽ rất khó định vị nguồn gây ô nhiễm.

Khi trộn chế độ ăn hoàn chỉnh, các thành phần khô nên được lưu trữ riêng biệt để ngăn chặn sự xâm nhập của nước và nấm mốc. Côn trùng, chim và động vật gặm nhấm cần phải bị ngăn chặn khỏi kho chứa thức ăn hoặc khu vực trộn và chế biến.

Thức ăn ướt nên được cho ăn ngay sau khi trộn, vì hàm lượng nước cao có nghĩa là chúng sẽ mau chóng bắt đầu lên men và hư hỏng. Máng được sử dụng cho các việc ăn thức ăn ướt này phải được làm sạch thường xuyên để ngăn ngừa sự tích tụ của thức ăn cũ, có thể khiến heo bỏ ăn. Để đảm bảo rằng tất cả thức ăn ướt được heo tiêu thụ hoàn toàn, nên tắt van phân phối trong khoảng thời gian thích hợp (ví dụ: trong một đến hai giờ khi kết thúc việc cho ăn bữa chính). Thiết bị cho ăn phải được làm sạch và khử trùng giữa các lô lợn để ngăn chặn bất kỳ sự lây nhiễm chéo nào của độc tố nấm mốc hoặc mầm bệnh.

Theo Cẩm Tú / Nguồn Tạp chí Thủy Sản