Tảo và màu nước trong ao nuôi tôm

1. Vai trò của vi tảo

  • Tăng oxy hòa tan, giảm độc tố trong nước.
  • Nguồn thức ăn tự nhiên.
  • Che mát, hạn chế ăn thịt lẫn nhau.
  • Làm tăng và ổn định nhiệt độ nước.
  • Làm giảm mật số vi khuẩn gây bệnh bởi sự cạnh tranh các chất dinh dưỡng có sẵn trong nước.
  • Chỉ thị môi trường: kiểm tra biến động thành phần loài và số lượng tảo định kỳ có thể dự đoán được tình trạng hiện tại và diễn biến tiếp theo của nước ao nuôi.

Ao nghèo dinh dưỡng: tảo khuê ưu thế kéo dài. Trong ao nuôi thường xuất hiện vào thời gian đầu của chu kỳ nuôi.

Ao dinh dưỡng trung bình: tảo khuê nở hoa giai đoạn ngắn, theo sau là tảo vàng ánh, tảo lục.

Ao giàu dinh dưỡng: tảo khuê bị giới hạn, tảo đơn bào ưu thế và theo sau là sự nở hoa của tảo giáp đơn bào, tảo lam.

Ao rất giàu dinh dưỡng: thường xuyên có hiện tượng ưu thế của tảo đơn bào kích thước nhỏ, vòng đời ngắn.

 

2. Một số lớp tảo phổ biến trong ao nuôi

  • Lớp tảo lục Chlorophyceae


Một số loài tảo lục phổ biến trong nước nuôi tôm có độ mặn thấp

Thường xuất hiện trong nước ngọt, lợ, một số có trong nước biển. Là tảo đơn bào di dộng hoặc tập đoàn (Volvox), quần thể tế bào là bội số của 2, mỗi tế bào có từ 2 – 4 roi dài bằng nhau.

Tảo lục chứa sắc tố chlorophyll a, b và carotenoids. Chlorophyll hấp thu các bước sóng ánh sáng vàng và xanh lam và phản xạ bước sóng ánh sáng màu xanh lục nên tạo màu xanh lục khi nhìn.

Chất dự trữ là tinh bột. Vách tế bào chứa cellulose.

Tảo lục chứa sắc tố quang hợp chlorophyll a, b và carotenoid nên sẽ hấp thụ ánh sáng xanh dương, cam, đỏ và phản xạ màu xanh lục

  • Lớp tảo silic Bacillariophyceae


Các dạng tảo silic thường gặp trong ao nuôi tôm

Xuất hiện khắp nơi, nước mặn, nước ngọt, đất hoặc trên mặt đất.

Tế bào sắc tố chứa chlorophyll a, c, beta-carotene (fucoxanthin, diatoxanthin và diadinoxanthin) tạo nên màu tế bào từ vàng tới nâu vàng.

Tảo silic có cấu tạo đơn bào sống đơn độc hay thành tập đoàn dạng quạt, dạng sợi, dạng chuỗi, dạng zic-zag, dạng dải, dạng sao, dạng ống, dạng cây… Kích thước thay đổi từ vài mm đến 1 mm.  Thành tế bào tảo silic gồm hai mảnh vỏ như hai cái nắp của một cái hộp nhỏ lắp khít vào nhau, bên trong chứa tế bào chất.

Sản phẩm đồng hóa từ CO2 là lipid và chrysolaminaran, thường tụ lại thành các giọt chất dự trữ màu da cam. Ngoài ra còn có các giọt volutin màu xanh da trời.

 

  • Lớp tảo giáp Dinophyceae

Là phiêu sinh nước mặn, một ít trong nước ngọt. Nhiều loài đòi hỏi một lượng chất hữu cơ nhất định có trong môi trường.

Chất dự trữ là tinh bột và dầu.

Tế bào sắc tố là chlorophyll a và c, carotenoid.

Dạng đơn bào chuyển động với hai roi hoặc tập đoàn không chuyển động dạng sợi ngắn (có khả năng di chuyển lên xuống trong cột nước).


Các dạng tảo giáp thường gặp trong ao nuôi tôm

Sắc tố quang hợp của tảo silic và tảo giáp phản xạ ánh sáng vàng tới đỏ

 

  • Lớp tảo mắt Euglenineae


Các dạng tảo mắt thường gặp

Tảo mắt chủ yếu phân bố ở các thủy vực nước ngọt, ưa môi trường giàu dinh dưỡng, giàu chất hữu cơ. Một ít loài sống được ở môi trường nước lợ.

Tảo mắt sống riêng rẽ, di động bằng roi, có 1 hay 2 lông roi. Thành tế bào là nguyên sinh chất đậm đặc nên có thể thay đổi hình dạng. Một đầu tế bào có điểm mắt (màu đỏ) nổi bậc để cảm nhận ánh sáng.

Tế bào sắc tố chứa chlorophyll a, b có màu xanh lục thuần.

Chất dự trữ là đường đa Polysaccharide và tinh bột

 

  • Lớp tảo lam Myxophyceae

Một số loài tảo lam phổ biến trong nuôi tôm nước lợ

Phân bố khắp mọi nơi.

Có nhiều hình dạng, từ đơn bào tới dạng sợi, có thể thành tập đoàn. Tế bào tảo lam không di động nhưng có các không bào, có thể điều chỉnh độ nổi trong cột nước.

Sắc tố chlorophyll b và c, carotenes, phycocyanin và phycoerythrin (phycobilin). Tỉ lệ 2 sắc tố Phycocyanin (dương) và phycoerythrin (đỏ) thể hiện màu sắc khác nhau, thường là màu dương-lục.

Chất dự trữ là cyanophycin.

Sắc tố quang hợp phycocyanin và phycoerythrin trong tảo lam quyết định màu sắc phản xạ, thường là màu dương – lục.

3. Loài tảo ưu thế quyết định màu nước

Màu nước ao nuôi cho biết loài tảo đang chiếm ưu thế. Do sự phản xạ ánh sáng của các sắc tố quang hợp, các loài tảo khác nhau tạo ra màu nước khác nhau. Màu nước biến động là do sự thay đổi và biến động của tảo. Khi tảo hoàn toàn bị thay thế, nước thường chuyển sang trắng hoặc đục.

Màu vàng nâu hoặc nâu hơi đỏ:

  • Màu nước tốt nhưng khó đạt.
  • Tảo khuê cao.
  • Nước mặn, nhiệt độ thấp, hàm lượng hữu cơ thấp.
  • Độ trong 25 – 35cm.

Tảo silic trong ao mới thả nuôi

 

Màu xanh nhạt hoặc xanh sáng:

  • Màu nước dễ quản lý.
  • Tảo lục cao.
  • Độ trong 20 – 70cm.
  • Tôm cá tăng trưởng ổn định.

Ao đang chuẩn bị – vừa bón dolomite

 

Màu xanh lá cây đậm hoặc xanh đen:

  • Màu nước xấu.
  • Tảo lam, tảo mắt nhiều hơn tảo lục.
  • Đáy ao xấu hoặc tích lũy chất hữu cơ quá nhanh, nhiệt độ cao.
  • Tỉ lệ sống vẫn còn cao, giảm tăng trưởng, lệch size nhiều.


Một ao nước xanh lục đậm, tảo lam chiếm ưu thế

 

Màu nâu đen – đặc sánh:

  • Tảo giáp roi mật độ cao, phú dưỡng nước và suy giảm đáy ao.
  • Có nhiều bọt nước khi quạt và sục khí.
  • Tôm cá suy yếu và dễ bị kí sinh trên mang.

Tảo giáp dày đặc làm nước có màu nâu đen

Màu vàng nhạt:

  • Tảo vàng ánh, tảo lục có roi hoặc tảo khuê đáy. Nếu nước có màu vàng nhạt và chứa nhiều cặn vẩn có thể do phèn.
  • Ao tích lũy chất hữu cơ cao trong thời gian dài.
  • Màu sắc ổn định nhưng không phải là màu thích hợp cho nuôi tôm.
  • Tôm giảm tăng trưởng, chết cao.

Nước có màu vàng đo phèn

Màu trắng đục:

  • Động vật phù du, các hạt xét và mảnh vụn hữu cơ.
  • Hoặc do tảo tàn đột ngột.
  • Hoặc do suy giảm chất lượng nước do vi khuẩn.
  • Cản trở hoạt động của tôm nuôi, gây thiệt hại cho tôm (nếu do tảo tàn).

Tảo tàn – nước có màu trắng đục

 

Nước đục:

  • Các hạt rắn nhỏ lơ lững, động vật phù du, mảnh vụn hữu cơ, hạt sét từ bờ hoặc do đào bới của tôm.
  • Giúp ổn định môi trường sống của tôm.
  • Cung cấp chất dinh dưỡng từ hạt đất sét, là thức ăn tự nhiên của tôm.
  • Có thể có lợi hoặc hại.

Nước đục trong ao đất

 

Nước trong:

  • Do tảo đáy.
  • Hoặc sự hiện diện của kim loại nặng như đồng hoặc sắt, mangan.
  • Hoặc đất nền đáy bị axit (pH < 5,5).

Nước trong trong ao nhiễm phèn nặng

 Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết này tổng hợp thông tin từ các nguồn khác nhau. Nội dung chi tiết vui lòng xem trong tài liệu tham khảo. Xin cảm ơn.

Tài liệu tham khảo:

  • http://www.plantscience4u.com/2014/04/fritsch-classification-of-algae.html#.WMnqFFWLS00
  • http://vietsciences.free.fr/khaocuu/nguyenlandung/vitao02.htm
  • http://www.life.illinois.edu/govindjee/Electronic%20Publications/1974/1974_Gov_Braun.pdf

(Nguồn: http://nghetomtep.com/)