HỘI CHỨNG TÔM CHẾT SỚM EMS/AHPND


1. Lịch sử:
Năm 2013, sản lượng tôm thế giới giảm khoảng 15% so với năm 2011. Nếu ngành dự kiến tăng trưởng 5%/năm, sản lượng thực tế dưới mức kỳ vọng 23%. Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến đạt khoảng 4 triệu tấn/năm. Nếu giảm 25%, có nghĩa là giảm 1 triệu tấn. 1 triệu tấn tương đương với 1 tỷ kilogram. Giả sử 5 USD/kg, ngành nuôi tôm nuôi đã mất khoảng 5 tỷ USD.

2. Tác nhân
Ngộ độc độc tố vi khuẩn hoặc tảo do:
a) Tôm giống nhiễm các vi khuẩn Vibrioparaheamolyticus có nhiễm phage (Lighner), Vibrio harveyii (Chalor Limsuwan). Vi khuẩn sinh ra độc tố liên kết với mô gan tụy làm hư hoại cơ quan này.
b) Điều kiện nuôi kém, tôm nhiễm vi khuẩn gây bệnh tại ao hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều chất độc (tảo độc, khí độc) từ sớm làm tôm suy yếu và nhạy cảm hơn với mầm bệnh.

Diễn tiến của EMS/AHPND gây ra bởi Vibrioparaheamolyticus có nhiễm phage khác với các
bệnh gây ra bởi vi khuẩn thông thường. Vibrioparaheamolyticus có nhiễm phage tiết ra độc tố
làm tôm yếu, mất sức đề kháng và chết do đợt nhiễm khuẩn thứ 2 trong khi vi khuẩn thông
thường trực tiếp xâm nhập, tăng sinh, gây bệnh và gây chết tôm.
3. Dấu hiệu bệnh lý
Chết trong giai đoạn từ lúc thả tới 45 ngày tuổi. Tỉ lệ chết lên tới 40% trong 5 – 7 ngày.
Các dấu hiệu dễ nhận biết:
– Giai đoạn đầu, quan sát gan tụy thấy hiện tượng giảm kích thước hoặc sưng to, màu nhạt khác thường (bình thường có màu nâu vàng). Bệnh càng nặng kích thước gan tụy tôm càng nhỏ, màu sắc càng nhạt.

– Tôm mền vỏ, trống ruột hoặc ruột có dịch lỏng, bỏ ăn, lờ đờ.
– Đục cơ.
– Tế bào sắc tố trương to nên nhìn tôm có màu khá sậm bất chấp màu nước. Nhiều trường hợp tôm có các vạch trắng đục ngang thân.
– Tôm yếu, nhiễm ngoại sinh vật bám rất nặng.

4. Chuẩn đoán bệnh
Soi mẫu ép tươi mô gan tụy dưới kính hiển vi.
Ống gan tụy bình thường phủ bởi hàng loạt các giọt lipit nhỏ nên không thể nhìn thấy các loại tế bào cấu tạo khi ép tươi nên khi nhìn thấy các tế bào nghĩa là giọt dầu đã không đủ, gan tụy đã bắt đầu bất bình thường.
Khi nhìn thấy các hạt tròn trong mẫu ép tươi nghĩa là tế bào gan tụy đã bị bong tróc, tình trạng bệnh đã chuyển nặng .

Bên cạnh quan sát gan tụy tôm, vài dấu hiệu trước tiên của EMS/AHPND tại ao có thể bắt gặp gồm:
Giảm lượng khoáng chất trong nước nuôi.
Giảm độ trong xuống < 30cm
pH dao động trong ngày hơn 0,3.
pH dao động trong ngày hơn 0,3.
Khí độc NH3 xuất hiện từ rất sớm trong thời gian nuôi.
Tôm bị phân trắng kéo dài.

Mô bệnh học EMS:
Gan tụy nhiễm độc tố vi khuẩn làm các tế bào(B, R, F) trên ống gan tụy bong tróc, hư hoại,
các tế bào E ngừng phân chia.
Các tế bào ống gan tụy bong tróc tạo thành môi trường thích hợp cho đợt vi khuẩn thứ 2 phát
triển, phá hủy hoàn toàn gan tụy.

4. Lây truyền
Lây truyền qua đường ăn, ngâm và lưu trú trong hệ thống tiêu hóa (ngang).
Từ bố mẹ sang con (dọc).
5. Chống lại EMS/AHPND:
• Lựa chọn giống khỏe mạnh:
Tham khảo 9 tiêu chuẩn chọn giống dưới kính hiển vi và 9 tiêu chuẩn chọn giống bằng quan sát.
• Kiểm tra mật số vi khuẩn trên tôm giống trước khi thả nuôi:
Cấy khuẩn và kiểm tra tổng khuẩn lạc mẫu gan tụy tôm giống, nước nuôi. Tiêu chuẩn như sau:
Khuẩn lạc của vi khuẩn gây EMS/AHPND V.paraheamololitycus ≤ 30 CFU/g; khuẩn lạc gây phát sáng do V. harveyii = 0 CFU/g. Không có vi khuẩn phát sáng trên đĩa thạch
Theo nghiên cứu của Thái Lan:
1. Gan tôm có màu nâu chứa 3,5×103 CFU/g, không bị EMS và có tỉ lệ sống cao.
2. Gan tôm có màu trắng chứa 6,02×107 CFU/g, chết trong vòng 10 ngày sau khi thả.
3. Gan tôm có màu nâu và trắng có mật độ nhiễm khuẩn thấp, tỉ lệ sống tùy thuộc vào điều kiện ao.
Tại vùng nuôi
(i) Cải tạo ao đảm bảo an toàn sinh học, đảm bảo mật số vi khuẩn thấp trước khi thả tôm vì:
Tôm giống tại trại giống được cho ăn 8 cữ/ngày bằng thức ăn nhân tạo và artemia. Do thức ăn
tôm giống lơ lững trong tầng nước và lượng cho ăn là tính theo thể tích nước chứ không dựa trên trọng lượng thân nên hiệu quả bắt mồi của tôm cao.
Khi chuyển ra ao, người nuôi thường chỉ cho ăn 2 – 4 cữ/ngày nhưng tôm còn nhỏ nên hầu như ăn thức ăn không hiệu quả (do không bắt được mảnh thức ăn trong một thể tích nướcquá lớn). Tuy nhiên tôm vẫn ăn liên tục và sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên có trong ao (như tảo, copepod, giun nhiều tơ). Do đó, nếu đáy và nước ao bị nhiễm Vibrio, tôm cũng sẽ bị nhiễm vào ống tiêu hóa.
Chỉ thả tôm khi các chỉ tiêu nước đạt yêu cầu và thức ăn tự nhiên hiện diện trong ao (có giun đáy hoặc copepod hoặc tảo silic hoặc cả ba).Khi đó tôm giống có thể sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên này khi chưa ăn thức ăn công nghiệp hiệu quả.
Bổ sung dinh dưỡng định kỳ để duy trì màu tảo chứ không áp dụng quan niệm “cho ăn nhiều một chút để gây tảo”.
(ii) Theo sát đàn tôm, thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường:
Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, mật số tảo và mật độ vi khuẩn trong nước nuôi cũng như trên gan tụy tôm. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nước ao toàn cho tôm khi mật số vi khuẩn trong nước thấp hơn 102 CFU/mL.
Đặt vó ngay từ ngày đầu tiên thả tôm. Thăm vó thường xuyên nhằm xác định kích cỡ tôm và khả năng bắt mồi. Kết hợp thăm đáy ao (kiểm tra giun đáy), nước ao (kiểm tra copepod), mật độ tảo để xác định thời điểm tăng thức ăn thích hợp.
Lưu ý:
Khi tôm vào giai đoạn ấu niên (3 – 4cm) chúng ăn mồi nhanh và mạnh làm cho lượng thức ăn tăng lên rất nhanh trong một thời gian ngắn nên lúc này phải luôn có nước dự trữ để cấp vào nhằm làm loãng nước ao nuôi tránh phát sinh độc chất do sự gia tăng vật chất hữu cơ quá nhanh trong thời gian ngắn.
Cho ăn dư thừa là nguyên nhân gián tiếp gây bệnh cho tôm (làm tăng tích lũy NH3, H2S và
tăng sinh vi khuẩn có hại).
6. Xử lý tôm bệnh
Khi tôm chết trong khoảng trên dưới 1 tháng tuổi với các dấu hiệu:
• Đục cơ, trắng cơ
• Mềm vỏ, ốp thân
Nên:
• Dừng cho ăn từ 5 – 7 ngày. Chỉ cho tôm ăn lại khi thấy tôm khỏe vào vó và tôm đã dừng chết.
• Hạn chế vi khuẩn trong môi trường bằng cách ngay lập tức diệt khuẩn nước nuôi.Có thể dùng Potassium peroxymonosulfate với liều 1ppm hoặc Iodin 10% với liều 1ppm. Nếu tôm nhiễm khuẩn nặng có thể xử lý liên tục 4 ngày.
• Bón vôi giữ pH sáng chiều ổn định, bổ sung khoáng.
• Sau khi diệt khuẩn 1 ngày, bổ sung menvi sinh xử lý nước liều gấp hai.
• Khi cho tôm ăn lại, có thể bổ sung betaglucan, vitamin và khoáng vào thức ăn. Tôm đã nhiễm EMS/AHPND có gan tụy và ruột hư hoại nặng, nên hạn chế cho ăn quá nhiều thức ăn. Việc bổ sung axit hữu cơ vào thức ăn nhằm ức chế vi khuẩn nên được thực hiện từ đầu, tránh dùng như một liệu trình điều trị.
Nếu tôm sau khi tái hồi phục mà bị chết tiếp đợt hai thì nên thu ngay lập tức.
(Nguồn Thủy Sản 247)