TỔNG HỢP KINH NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN BỆNH TÔM TẠI AO

1. Quan sát dấu hiệu bất thường
Mỗi buổi sáng và chiều, người nuôi tôm nên đi vòng quanh ao (hoặc ít nhất một bờ dài nhất của ao) quan sát các dấu hiệu như: tôm thiếu oxy, dấu hiệu thiếu oxy trong nước, thức ăn dư thừa, tôm chết hoặc lờ đờ, chim cò bay lượn trên mặt ao, tảo tàn,… Các dấu hiệu quan sát được cung cấp thông tin quan trọng về hiện trạng sức khỏe của tôm cũng như môi trường ao nuôi.
Nhìn thấy tôm chết: trong mọi trường hợp, nhìn thấy tôm chết điều cho thấy tình trạng ao nuôi đang xấu, sức khỏe tôm rất tệ.
Tôm bơi trên mặt nước vào ban ngày: tôm đang sốc, có thể do oxy hòa tan thấp hoặc nhiệt độ cao hoặc bệnh.

Một ao tôm bơi bám bờ vào ban ngày phát bệnh lúc 25 ngày…… khi quan sát dưới kính hiển vi thấy mang bị hư hoại, ngoại sinh vật bám nặng, gan tụy hoại tử, bong tróc

Tôm hoạt động gần bờ vào ban ngày nhưng không phải trên mặt nước: có thể
do thiếu thức ăn.
Màu nước: thay đổi đột ngột hoặc đậm màu.

Mùi hôi: thường dễ nhận biết mùi nước ao vàng sáng sớm hoặc chiều tối. Có 2 mùi thường gặp ở ao nuôi là là mùi tanh và mùi tảo. Mùi tanh là mùi đặc trưng của nhớt lột khi tôm lột đồng loạt hoặc mùi thức ăn khi cho ăn lượng lớn. Tảo chỉ tạo ra mùi khi chúng nở hoa, tảo lục thường là mùi bùn, tảo lam là mùi thuốc kháng sinh. Ngoài ra, chất hữu cơ phân hủy trong tình trạng yếm khí cũng sinh ra mùi hôi thối.

Tảo lam làm nước có mùi thuốc kháng sinh
Cá bống bơi hỗn loạn hoặc tập trung gần bờ vào chiều tối hoặc sáng sớm: cho thấy oxy hòa tan thấp (và luôn kèm theo khí độc cao), thường thấy ở những ao nhiều ngày tuổi. Đối với những ao này nên thu càng sớm càng tốt, để lâu theo phản ứng bình thường tôm sẽ lột xác nhưng không cứng vỏ và chết.

Một ao nuôi 80 ngày, cá bống tắp mép bờ,tôm lột xác không cứng vỏ

Cua còng bò lên bờ, xì bọt, phản ứng chậm chạp trước tác động: khi thấy dấu
hiệu này là nước ao nuôi rất dơ, khí độc cao, oxy hòa tan thấp

Nước ao rất xanh, còng bò lên bờ, xì bọt, thấy người không xuống. Một tuần sau tôm rớt đáy
Ốc ra khỏi mặt nước: không chỉ cho thấy thiếu oxy mà còn cho thấy khí độc cao, đáy
ao yếm khí.

Mật độ lớn rotifera Brachionus hoặc các phiêu sinh động khác trong nước cao: do tích lũy chất hữu cơ trong ao cao làm các sinh vật phân hủy khác hoặc vi khuẩn tăng sinh nhanh làm thức ăn cho luân trùng, dẫn đến tăng số lượng luân trùng trong nước.

Brachionus
Đáy ao có nhiều ấu trùng Chironomid và không có gì khác:Chironomid chỉ thị ô nhiễm, chúng có thể sống khi hàm lượng oxy rất thấp và khi tất cả sinh vật khác chết chúng bùng phát số lượng.

Ấu trùng ruồi Chironomid

Trùng chỉ Limnodrilus hoffmeisteri – cũng là chỉ thị ô nhiễm đáy (Nguồn:cfile234.uf.daum.net)
Bọt nổi trên mặt ao do sóng khi có gió lớn: do hàm lượng hữu cơ cao trong nước.

Các loại bọt nhớt thường thấy trong ao (a) chất hữu cơ cao; (b) xác tảo; (c) nhớt do ốc; (d) thuốc cá
Thức ăn: Tôm chỉ giảm ăn đột ngột khi:
+ Chết nhiều.
+ Bệnh.
+ Thiếu oxy.
+ Ngộ độc khí độc.
+ Lột xác đồng loạt (do sốc).
Tôm bị sốc rất dễ phát hiện qua màu sắc gan tuỵ và sắc tố trên vỏ thay đổi. Đường ruột đứt khúc cũng là một trong nhưng biểu hiện dễ thấy nhất.
Bơi lội: trong 20 ngày sau khi thả, thường khó nhìn thấy tôm bơi ven bờ trừ trường hợp
tôm bị bệnh hoặc bị sốc môi trường. Ban ngày tôm ở đáy, ban đêm mới bơi lên tầng
nước kiếm ăn, thường đi riêng lẻ, đi bầy là bị bệnh.
Màu mắt: ban đêm, trước khi cho ăn cần soi đèn kiểm tra mắt tôm.
+ Tôm khỏe: phản xạ ánh đèn có màu đỏ, tôm thấy đèn bơi đi.
+ Tôm yếu: mắt có màu trắng tái nhạt.

Màu mắt biểu hiện tình trạng sức khỏe của tôm

2. Quan sát tôm trong sàng ăn
Hằng ngày kiểm tra tôm trong sàng ăn. Tôm khỏe là tôm có:
+ Màu sắc bóng đẹp,
+ Phụ bộ đầy đủ không bị tổn thương,
+ Đường ruột đầy và liên tục,
+ Tôm búng mạnh, bơi nhanh,
+ Nhìn rõ khối gan tụy,
+ Giáp đầu ngực và chân bơi không bị nhờn – nhớt,
+ Không bị bất kì tổn thương hay ngoại kí sinh nào bám trên cơ thể,
+ Tôm ăn nhanh và đều đặn hằng ngày.
Ngoài ra còn cần quan sát tình trạng sợi phân, tình trạng thức ăn dư thừa và vỏ lột
trong sàng ăn.
Thức ăn thừa và các mảnh xác tôm chết trong sàng ăn ở ao tôm bệnh
Lưu ý rằng tôm trong sàng ăn luôn là tôm khỏe nên không biểu hiện chính xác tình
trạng sức khỏe đàn tôm dưới ao. Cần định kỳ 5 – 7 ngày chài tôm một lần để kiểm tra, nhất là trong giai đoạn tôm lớn.
3. Chài tôm kiểm tra sức khoẻ:
Tôm bệnh thường biểu hiện như sau:
+ Mềm vỏ, trống ruột.

+ Ngã nghiêng (nằm nghiêng) nhanh chóng sau khi chài lên.
+ Đục cơ trước 10 phút (khi chài lên) và thường xuyên xuất hiện đục cơ tại ao.

Biểu hiện của tôm yếu khi chài
Tôm chài lên cho vào một thau lớn, chứa xăm xắp nước để tiện quan sát. Khi tôm đã ổn định, tiến hành quan sát toàn thể mẫu tôm.Ba chỉ tiêu quan trọng nhất cần quan sát lúc này là độ đồng đều, tình trạng đầy ruột và màu sắc gan tụy vì những chỉ tiêu dễ quan sát này minh họa trực tiếp hiện trạng sức khỏe tôm nuôi.
+ Kích cỡ tôm: đánh giá độ đồng đều, mức độ phát triển của đàn tôm theo ngày tuổi từ đó đưa ra nhận định ban đầu về tình trạng sức khỏe của tôm. Nếu tôm quá nhỏ so với bình thường có thể đưa ra các giả định tôm bị nhiễm các bệnh gây chậm lớn. Nếu tôm lệch cỡ nhiều, có thể đưa ra giả thuyết tôm thiếu dinh dưỡng (thiếu khoáng hoặc thiếu ăn) hoặc nhiễm các bệnh gây lệch cỡ.
Kiểm tra gan
Màu sắc bình thường: nâu vàng, vàng cam.
Dịch gan: khi bóp gan ra, co dịch màu nâu vàng sệt, không chảy.
Mùi: mùi tanh nhẹ – đặc trưng.
Màng bao: nhìn từ ngoài vò giáp, thấy màng bao gan màu vàng nhạt bọc ½ gan dưới.
Hình dạng: rộng – tới hai mép mang, dài – ngang cổ giáp; rõ ràng, sắt nét.
Thấy rõ dạ dày “hạt gạo” có màu đen nổi bật.

Quan sát và đánh giá khi tôm còn sống.
Điểm trung bình < 1,6: tôm bị thiếu ăn hoặc bệnh

Nếu đã cho ăn ≥ 80% tổng lượng thức ăn khuyến cáo và ít nhất 3 lần/ngày mà ruột ≤ 1,6 là tôm bệnh.

Các chỉ tiêu nhận biết bệnh trong mẫu tôm khác như:
Màu sắc vỏ tôm: màu tôm bình thường hay khác thường; tình trạng các hạt sắc tố trên vỏ tôm. Có thể xem thêm về thay đổi màu sắc ở tôm nuôi nhằm đưa ra đánh giá sơ bộ.
1. Tình trạng vỏ ngoài: tình trạng trơn láng hay lồi lõm của vỏ cho biết sơ lược về trạng thái dinh dưỡng của tôm. Tôm đủ dinh dưỡng có vỏ bóng, khá dày chắc trong khi tôm bệnh vỏ thường lồi lõm.
Ngoài ra, vỏ rất mỏng do/hoặc không do lột xác không cứng vỏ thường cho thấy môi trường nước xấu và tôm sốc rất nặng. Nếu trong chày có số lượng tôm mỏng vỏ nhiều hơn 5% thì cần đặc biệt lưu ý.
Hình dạng bất thường: tình trạng dị hình (do các bệnh hay gặp như ASDD hoặc IHHNV), gãy gai chủy, đứt râu, mòn cụt chân bơi, chân bò, chóp đuôi (do đáy ao dơ); vỏ có các chấm đốm đen, đốm nâu, đốm trắng (do nhiễm khuẩn hoặc do bệnh taura)
Đục cơ: tỉ lệ tôm đục cơ/chài; các kiểu đục cơ (đục thành điểm, vệt hay đục  nguyên thân tôm) luôn là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe không tốt trên tôm.
Nhiều tôm có đốm đen như vết thương cũ: nguyên nhân là do bệnh vi khuẩn và thường liên quan tới hàm lượng chất hữu cơ cao trong nước.

+Tôm có sinh vật bám bên ngoài vỏ: có thể là do bacteria, protozoans, hoặc algae. Hai nguyên nhân đầu là do nước hữu cơ cao. Trong mọi trường hợp đều cho thấy ra tôm chậm lớn và khó lột.
+Tôm trắng đuôi: do bệnh hoặc do thấp hoặc nhiệt độ cao. Trong trường hợp cuối, tôm thường vẫn hoạt động bơi lội và có dấu hiệu sốc, thậm chí nhảy ra khỏi mặt nước. Một vài trong số chúng sẽ mất các điểm trắng nếu đặt trong bể sục khí tốt trong 1 ngày

+Mang: mang bình thường có màu trắng trong suốt. Mang đổi màu sang vàng, nâu hay đen thường do đáy ao dơ, chất hữu cơ trong nước nhiều. Ngoài ra, các vùng trắng như tuyết trên mang có thể là mang bị hoại tử do bão hòa khí trong nước.
+ Phụ bộ: sưng phồng hay gãy phụ bộ thường do nhiễm khuẩn từ những vùng đáy ao bị ô nhiễm

Sau khi quan sát tổng thể mẫu tôm và ghi nhận các dấu hiệu bất thường thì tiến hành
cân khối lượng, tính số lượng đàn tôm dưới ao. Trọng lượng đàn tôm dưới ao giúp người nuôi đánh giá mức tăng trưởng của tôm và là cơ sở điều chỉnh lượng thức ăn.
Ước tính tổng số lượng tôm trong ao theo công thức:

Nếu có thể, trong mỗi lần chài mẫu tôm người nuôi nên cân – đo chiều dài và trọng lượng của 100 con tôm thu ngẫu nhiên và biểu diễn số liệu thu được dưới dạng biểu đồ. Đường cong của biểu đồ số liệu chiều dài – trọng lượng mang lại thông tin quan trọng về xu hướng phát triển của đàn tôm. Ví dụ, một đàn tôm khỏe mạnh thường có đường biểu đồ cao, nhỏ gọn và các giá trị phân bố đối xứng hai bên đường con (giá trị trung bình). Đường cong uốn lượn và các số liệu phân bố rộng có thể là dấu hiệu của sự cạnh tranh thức ăn hoặc thiếu ăn. Bằng cách so sánh các đường phân bố kích thước – trọng lượng trong cùng một ao từ tuần này sang tuần khác, có thể thấy được mức độ khoẻ mạnh và sự phát triển của toàn đàn tôm trong ao.
4. 5 đúng khi chuẩn đoán và điều trị bệnh tôm
Căn cứ trên 5 nguyên tắc chuẩn đoán và điều trị bệnh tôm người nuôi có thẻ đưa ra quyết định hợp lý trong các trường hợp cụ thể.
* Đúng bệnh:
+ Bệnh gì?
+ Mắc bao nhiêu bệnh cùng lúc?
+ Tác nhân gây bệnh là gì?
+ Ưu tiên bệnh nào trị trước hay kết hợp?

+ Tỉ lệ nhiễm bệnh là bao nhiêu phần trăm?
+Tình trạng tổng thể của đàn tôm trong ao là thế nào?
* Đúng thuốc:
+ Thuốc gì trị cho bệnh này?
+ Liệu trình như thế nào?
Ví dụ: trường hợp bệnh đóng rong đóng nhớt (do Zoothamnium sp.) thì nên xử lý như thế nào?
Chúng ta có thể theo 3 bước sau: cho tôm ăn premix khoáng trong 2 ngày liên tiếp, sau là tiến hành diệt Zoothamnium sp. (bằng BKC) tiếp theo là kích thích tôm lột xác (sử dụng formalin) để loại bỏ mầm Zoothamnium sp. còn dính trên vỏ, cuối cùng là cải thiện lại môi trường nước, bằng cách dùng vôi CaCO3 và Zeolite keo tụ chất lơ lửng và giảm nhờn nước.
* Đúng liều:
Chúng ta cần tham khảo nồng độ cần thiết để tiêu diệt mầm bệnh của các hóa chất sử dụng từ đó đưa ra liều lượng chính xác. Các liều dùng này thường được cung cấp từ các nghiên cứu khoa học.
Liều dùng trên các sản phẩm thương mại thường thấp hơn liều hiệu quả trong thực tế.
Người nuôi cần tham khảo thêm các tư vấn từ đại lý và chuyên viên kỹ thuật.
*Đúng lúc:
Là lựa chọn thời điểm sử dụng thuốc hiệu quả nhất, tức là thời điểm thuốc phát huy tác dụng cao nhất và mầm bệnh bị tiêu diệt nhiều nhất, đồng thời phải chú ý đến thời điểm tôm khỏe nhất, môi trường ao nuôi ổn định nhất.
*Đúng cách:
Ví dụ: khi muốn đưa men – vi sinh vào đường ruột thì phải trộn vào thức ăn cho tôm ăn.
Muốn cải thiện nền đáy ao bằng men – vi sinh thì phải sử dụng men vi sinh dạng hạt và
dạng bột, nếu muốn cải thiện chất lượng nước thì chọn men – vi sinh dạng nước hoặc
dạng bột mịn.
Trong sản phẩm men vi sinh thương mại được bán trên thị trường, có thành phần chính là những vi khuẩn có lợi đang ở dạng bất hoạt, chúng cần có thời gian kích hoạt trước mới tăng sinh khối. Vì vậy để sử dụng hiệu quả vi sinh phải ủ với nước trong 6 – 12 giờ và vi sinh ủ phải được đánh xuống ao vào buổi sáng có nắng tốt. Có thể giải thích như
sau: khi đã được kích hoạt, vi khuẩn đã sẵn sàng nhân sinh khối dưới điều kiện nước ấm dần lên dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và hàm lượng oxy trong nước cao.

(Nguồn 247)