ẢNH HƯỞNG CỦA TRỌNG LƯỢNG CƠ THỂ ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LYSINE Ở CÁ RÔ PHI

Hiệu quả sử dụng lysine của cá rô phi (Oreochromis niloticus) không những không thay đổi trong các giai đoạn phát triển của cá mà còn giảm dần theo trọng lượng cơ thể.

Nhu cầu và hiệu quả sử dụng các axit amin thiết yếu (EAA) của cá rô phi bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như chế độ dinh dưỡng và sinh học. Người nuôi thường rất ít quan tâm về sự ảnh hưởng của trọng lượng cơ thể đến hiệu quả sử dụng axit amin. Một thí nghiệm đã được thực hiện để nghiên cứu ảnh hưởng của trọng lượng cơ thể đến hiệu quả sử dụng lysine của cá rô phi. Ba khẩu phần ăn chứa hàm lượng lysine với các mức: 0,9, 1,1 và 1,3% cho ba nhóm có trọng lượng tương ứng (nhỏ, trung bình và lớn) với khối lượng lysine: 10, 58 và 248 g (Azevedo et al., 2004b). Cá được cho ăn liên tục trong khoảng thời gian 12 tuần ở nhiệt độ nuôi là 28°C trong một hệ thống tuần hoàn. Kết quả cho thấy trọng lượng cơ thể của cá ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, nhu cầu duy trì và hiệu quả sử dụng protein, năng lượng và lysine. Nhu cầu duy trì và hiệu quả sử dụng của protein, năng lượng và lysine là khác nhau giữa các hạng cân, thấp nhất ở cá lớn và cao nhất ở cá nhỏ. Hiệu quả sử dụng lysine được đánh giá lần lượt là 68%, 63% và 47% tương ứng với cá nhỏ, trung bình và lớn. Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng lysine vẫn tương đối cao ở cá có kích cỡ vừa và nhỏ nhưng giảm ở cá có kích thước lớn. Hiệu quả của việc sử dụng lysine để tăng protein cũng tuân theo một sơ đồ cấu trúc tương tự trên các khối lượng cơ thể, với hiệu quả thấp nhất ở cá có trọng lượng cơ thể cao nhất. 

Kết quả nghiên cứu này giúp người nuôi hiểu rõ hơn về nhu cầu và việc sử dụng hiệu quả lysine trong cá. Cũng từ nghiên cứu này, người nuôi có thể áp dụng để điều chỉnh nhu cầu axit amin theo kích thước và khối lượng của cá nuôi, từ đó cung cấp chế độ ăn phù hợp để cá sinh trưởng và phát triển có hiệu quả nhất.

(Nguồn Thủy sản Việt Nam)